Chuyển đến nội dung chính

Yếu tố gây nên rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em mà cha mẹ cần biết


    Chúng ta thường thấy, những trẻ có rối loạn ngôn ngữ thường biểu hiện khó khăn trong quá trình tiếp nhận (khả năng nghe hiểu) ngôn ngữ người khác hoặc biểu đạt (diễn tả bằng lời) ngôn ngữ để thể hiện trong giao tiếp. Việc nhận diện ra những yếu tố gây nên rối loạn ngôn ngữ là rất cần thiết để cha mẹ và giáo viên có cách thức đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời, giúp trẻ có sự phát triển tốt nhất về ngôn ngữ.

1. Một số rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

- Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt: Ở dạng này, trẻ thường gặp  khó khăn trong kỹ năng tạo ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi  ở dạng nói hoặc dạng viết. Biểu hiện trong khó khăn trong việc tìm và sử dụng từ vựng, khả năng kể lại câu chuyện kém, thường chỉ trả lời dưới dạng ai hỏi mới nói, câu nói ngắn và thiếu đầy đủ thông tin.

- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Hay được hiểu là kém về việc hiểu yêu cầu, lời hướng dẫn của người khác. Nhiều lúc chúng ta sẽ thấy trẻ nghe nhưng không hiểu được hết các thông tin mà chúng ta nói, hoặc chỉ hiểu được một phần. Và nhiều lúc chúng ta phải nói ngắn gọn, nói bằng cụm từ hay từ đơn thì trẻ mới tỏ vẻ hiểu hơn.

- Rối loạn hỗn hợp tiếp nhận và biểu đạt ngôn ngữ: Ở những trẻ gặp khó khăn này thường gặp khó khăn cả hai chiều đó là khả năng nói ra bằng lời và khả năng nghe hiểu ngôn ngữ từ người khác. 

Cha mẹ cần chú ý những biểu hiện rối loạn ngôn ngữ để có biện pháp tác động kịp thời. (Ảnh. Internet)

2. Yếu tố gây nên rối loạn ngôn ngữ

    Các dạng rối loạn ngôn ngữ tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng. Ngoài việc chúng ta xem xét rối loạn ngôn ngữ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết dành cho phụ huynh, chúng tôi chỉ đề cập tới một số yếu tố ảnh hưởng tác động, gây nên chứng rối loạn ngôn ngữ mà cha mẹ vô tình gây nên. Trong đó, một số yếu tố ảnh hưởng mà có thể kể đến bao gồm:

- Do sự chăm sóc: Trong một số trường hợp nhất định, khi người lớn, cha mẹ trẻ quá lo lắng về sự an toàn hay vì một hoàn cảnh nào đó mà không cho trẻ có cơ hội được được tiếp xúc với các trẻ khác cùng trang lứa hay ít có cơ hội được tiếp xúc với mọi người xung quanh. Ngoài ra, có nhiều trường hợp cha mẹ hay ông bà vì quá bao bọc con, đáp ứng các nhu cầu của con ngay lập tức, hoặc nhiều lúc đoán và đáp ứng trước cả khi con thể hiện nhu cầu và dần dần con giảm bớt động cơ trong việc thể hiện ngôn ngữ lời nói của mình. Điều đó là một trong những yếu tố dẫn đễn không cần phải nói hay lười nói.

Việc trẻ được cơ hội tham gia các hoạt động với bạn bè sẽ giúp ích rất lớn cho trẻ phát triển các kỹ năng  (Ảnh. Internet)

- Xem tivi, điện thoại quá nhiều: Một trong những yếu tố nguy cơ gây chứng rối loạn ngôn ngữ bắt nguồn từ việc cha mẹ hay ông bà cho trẻ xem tivi, điện thoại quá sớm và quá nhiều. Đây là phương tiện có vẻ như giúp ích cho rất nhiều cha mẹ hay ông bà nhẹ nhàng hơn trong việc trông con, hành vi để con xem tivi, điện thoại để người lớn làm các công việc khác là một trong những trường hợp thường xảy ra nhất đối với các bậc phụ huynh. Xem tivi, điện thoại là kênh không có sự tương tác, trẻ chỉ tương tác một chiều mà không có sự hồi đáp lại, điều này ảnh hưởng không nhỏ không chỉ tới ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng tới cảm xúc, quá trình phát triển của trẻ sau này.

Xem tivi, điện thoại quá nhiều cũng là tác nhân làm thêm vấn đề khó khăn ngôn ngữ trầm trọng hơn  (Ảnh. Internet)

- Chế độ dinh dưỡng: Cùng với sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ còn có một yếu tố cũng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và khả năng ngôn ngữ của trẻ đó là vấn đề chế độ dinh dưỡng. Sự phát triển chức năng đặc biệt của bộ não có liên quan chặt chẽ đến nhu cầu dinh dưỡng nhất định như choline, axit folic, sắt, kẽm và chất béo,..Theo Doris Trauner (2016) đã chỉ ra, trong thời gian thai kỳ, nếu cha mẹ lạm dụng các loại thuốc hoặc sử dụng chất kích thích, hay trường hợp trẻ bị sinh non thì nguy cơ trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khá cao.

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng cha mẹ cần lưu ý  (Ảnh. Internet)


C.Bình

Tài liệu tham khảo

Doris Trauner. MD (2016), language disoders


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những biểu hiện chứng tỏ con bạn chưa sẵn sàng để đi học lớp 1

     Hiện nay thực trạng phụ huynh quá lo lắng cho việc học của con trước khi bước vào lớp 1 nên thường có tình trạng cho con đi học các lớp dự thính quá sớm. Trong đó, đặc biệt là các cha mẹ có con rối loạn phát triển đang học các lớp hòa nhập tại các trung tâm can thiệp, việc cha mẹ thường có xu hướng ép hoặc cố dạy con phải tập đọc, tập viết và làm toán quá sớm thậm chí áp lực lên cả giáo viên can thiệp để đáp ứng kỳ vọng cho con vào lớp 1 trong khi những kiến thức đó lại quá sức so với năng lực hiện tại của trẻ. Hôm nay trang  Dayconsmart.blogspot.com sẽ chỉ ra những biểu hiện mà con bạn chưa thực sự sẵn sàng vào lớp 1. 1. Trẻ quá rụt rè, hạn chế trong giao tiếp      Các biểu hiện cha mẹ cần lưu ý như con thiếu tự tin, dễ bối rối, luống cuống vì không thể trả lời hay đáp ứng các hoạt động vui chơi, kết bạn, thường có xu hướng chơi loanh quanh trong lớp một mình hoặc chơi với rất ít bạn. Trẻ khó khăn trong việc đáp ứng các hoạt động chung trong lớp, hầu như tách biệt mình với các b

Các biện pháp hỗ trợ cho các con giảm thiểu tác động tâm lý trong mùa dịch mà cha mẹ cần biết

     T rong giai đoạn xã hội đang phải thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội, các hoạt động kết nối xã hội nói chung bị gián đoạn gây nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên là một trong những đối tượng dễ bị tác động ảnh hưởng nhất. Một số nghiên cứu gần đây chũng cho thấy thời gian ở nhà các em sử dụng các thiết bị điện tử có dấu hiệu gia tăng rất cao trung bình khoảng 30 giờ mỗi tuần, tỷ lệ vận động thể chất giảm tới 4/5 so với trước đại dịch. Đây thực sự là một thách thức lớn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất lẫn tĩnh tần của trẻ em và thanh thiếu niên.      Các giải pháp khuyến nghị giúp cho cha mẹ và các em có những hoạt động phù hợp nhằm phòng ngừa những tác động của đại dịch lên sức khỏe tâm thần của các em bao gồm: 1. Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu một cách khoa học      Cha mẹ cũng có thể định hướng hoặc thảo luận với các em về các kế hoạch cũng như thời gian biểu trong ngày. Định hướng cho các em thiết kế thời gian biểu theo lịch tr

Xem tivi, điện thoại có phải là nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ?

  1. Khó khăn của trẻ tự kỷ mà cha mẹ cần biết      Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường gặp các khó khăn mang tính cốt lõi bao gồm khả năng giao tiếp, kỹ năng tương tác xã hội, các hành vi rập khuôn định hình và có những trẻ còn có vấn đề liên quan đến rối loạn giác quan. Các vấn đề khó khăn này thường khởi phát ở những năm đầu đời, và thường được cha mẹ nhận thấy rõ nhất với các biểu hiện như:       Ngôn ngữ: Cha mẹ cũng có thể nhận thấy rằng con rất khó khăn khi thể hiện lời nói, và có nhiều trường hợp 3-4 tuổi rồi vẫn chưa có lời nói hoặc vốn từ vựng rất ít và nói không có tính chủ đích (hay nói cách khác là chưa có ngôn ngữ mang tính chức năng).     Hành vi c hơi đùa: Cha mẹ có thể nhận thấy các biểu hiện như con rất ít tương tác chơi đùa, cách thức chơi cũng chậm và khác biệt (như ít hứng thú với đồ vật, đồ chơi; chơi một cách máy móc và rập khuôn theo một kiểu như đẩy xe qua lại liên tục, thích ngắm bánh xe quay tròn, hay nhiều lúc thích xếp hàng dài để ngắm nghía,....).        Tương t