Trong giai đoạn xã hội
đang phải thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội, các hoạt động kết nối xã hội nói
chung bị gián đoạn gây nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là đối tượng trẻ em và thanh
thiếu niên là một trong những đối tượng dễ bị tác động ảnh hưởng nhất. Một số nghiên
cứu gần đây chũng cho thấy thời gian ở nhà các em sử dụng các thiết bị điện tử
có dấu hiệu gia tăng rất cao trung bình khoảng 30 giờ mỗi tuần, tỷ lệ vận động thể
chất giảm tới 4/5 so với trước đại dịch. Đây thực sự là một thách thức lớn ảnh
hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất lẫn tĩnh tần của trẻ em và thanh thiếu
niên.
Các giải pháp khuyến nghị
giúp cho cha mẹ và các em có những hoạt động phù hợp nhằm phòng ngừa những tác
động của đại dịch lên sức khỏe tâm thần của các em bao gồm:
1. Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu một cách khoa
học
Cha mẹ cũng có thể
định hướng hoặc thảo luận với các em về các kế hoạch cũng như thời gian biểu
trong ngày. Định hướng cho các em thiết kế thời gian biểu theo lịch trình xen kẽ
đa dạng giữa học tập, giải trí, vận động thể chất và tham gia các hoạt động
chung cùng gia đình. Điều này sẽ giúp các em cân bằng hơn trong các hoạt động
hàng ngày vừa đảm bảo được cá hoạt động như vận động thể chất thông qua chơi
đùa, tập thể dục, học tập, cùng tham gia làm các công việc nhà.
2. Dành nhiều thời gian để giao tiếp và chia sẻ với
nhau
Trong tình hình dịch
bệnh như hiện nay, các em cũng tiếp nhận rất nhiều thông tin về tình hình dịch
bệnh mang tính tiêu cực, gây tâm lý hoang mang, lo hãi. Đặc biệt đối với những
em có người thân trong gia đình dương tính với SAR-CoV-2 hoặc gia đình cách ly
do có người gần dương tính. Việc chia sẻ, cung cấp các thông tin tích cực cho
các em là điều quan trọng. Việc trò chuyện trực tiếp với con về vấn đề dịch bệnh
cũng như cung cấp các thông tin tích cực cũng có thể làm giảm bớt lo lắng và
tránh hoảng sợ hoang mang tới con.
3. Tăng cường khuyến khích con cùng tham gia các hoạt động chung
Ngoài
việc cùng con lên kế hoạch để giúp con cân bằng trong các hoạt động hàng ngày.
Các bậc cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động chung với gia đình
trong các hoạt động hằng ngày, chẳng hạn như trồng cây, chỉnh sửa các thiết bị
trong gia đình, cùng tham gia trong các buổi nấu ăn, quét dọn nhà, phơi quần
áo, sắp xếp lại giá sách hay quần áo cũ… bởi trước đó, các bạn dành rất nhiều
thời gian cho việc học mà ít có thời gian để cùng gia đình thực hiện các hoạt
này. Đây cũng là hoạt động giúp gắn kết, xây dựng mối quan hệ giữa các thành
viên với nhau.
4. Khuyến khích con tham gia học các khóa học bổ trợ kỹ năng
Trong thời gian nghỉ dịch,
cha mẹ nên khuyến khích các em dành nhiều thời gian hơn để học thêm các kiến thức
mới, kỹ năng mới: có thể là các chương trình bổ trợ năng khiếu như ca hát, âm
nhạc, hội họa hay bất kỳ những kỹ năng nào mà các em thấy ý nghĩa và có ích.
Đây cũng là hoạt động mà có thể giúp các em năng động hơn và giảm thiểu việc sử
dụng internet giải trí quá nhiều.
5 Tăng cường các hoạt động thể chất và đảm bảo dinh dưỡng
Ngoài những tác động tích cực giúp phát triển tốt về mặt vận động, hoạt
động thể chất còn giúp giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và kết nối về cảm xúc
giữa cha mẹ và con cái.
Xây
dựng lịch tập và hoạt động cụ thể mỗi ngày:
Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ và các thành viên trong gia
đình, ba mẹ nên có các hoạt động như tập thể dục thông qua bài tập nhịp điệu
hoặc các hoạt động được lồng ghép theo cách con thích. Mỗi hoạt
động tập khoảng 20 phút ở cường độ cao hoặc 30 phút ở cường độ trung
bình mỗi ngày.
Các
bài tập mà cha mẹ có thể ứng dụng như: Các
động tác khởi động (nhịp điệu và âm nhạc), các bài tập như nằm ra và ba mẹ kéo
giãn cơ,...ngoài ra có thể cùng con tham gia các hoạt động như leo cầu thang,
tập nhảy cóc, nhảy bao bố, hay đá bóng qua lại,...
Ngoài
việc quan tâm đến sức khỏe thể chất, việc đảm bảo ăn uống đầy đủ các bữa để giữ
gìn sức khỏe tăng sức đề kháng cho bản thân cũng là cách tốt nhất để bảo vệ bản
thân và gia đình trong giai đoạn đại dịch này.
C.Bình
Nhận xét
Đăng nhận xét