Chuyển đến nội dung chính

Những biểu hiện chứng tỏ con bạn chưa sẵn sàng để đi học lớp 1


    Hiện nay thực trạng phụ huynh quá lo lắng cho việc học của con trước khi bước vào lớp 1 nên thường có tình trạng cho con đi học các lớp dự thính quá sớm. Trong đó, đặc biệt là các cha mẹ có con rối loạn phát triển đang học các lớp hòa nhập tại các trung tâm can thiệp, việc cha mẹ thường có xu hướng ép hoặc cố dạy con phải tập đọc, tập viết và làm toán quá sớm thậm chí áp lực lên cả giáo viên can thiệp để đáp ứng kỳ vọng cho con vào lớp 1 trong khi những kiến thức đó lại quá sức so với năng lực hiện tại của trẻ. Hôm nay trang Dayconsmart.blogspot.com sẽ chỉ ra những biểu hiện mà con bạn chưa thực sự sẵn sàng vào lớp 1.

1. Trẻ quá rụt rè, hạn chế trong giao tiếp
    Các biểu hiện cha mẹ cần lưu ý như con thiếu tự tin, dễ bối rối, luống cuống vì không thể trả lời hay đáp ứng các hoạt động vui chơi, kết bạn, thường có xu hướng chơi loanh quanh trong lớp một mình hoặc chơi với rất ít bạn. Trẻ khó khăn trong việc đáp ứng các hoạt động chung trong lớp, hầu như tách biệt mình với các bạn.

Trẻ cần được trang bị các kỹ năng nền tảng để có thể sẵn sàng vào lớp 1

2. Khó khăn khi tham gia các yêu cầu học tập
    Các biểu hiện thường thấy như trẻ tỏ vẻ thờ ơ với các hoạt động chung trong lớp, hay thể hiện sự mất tập trung, thường ngồi một chỗ thụ động hoặc quá lăng xăng, không tuân thủ được các nội quy trong lớp học. Thể hiện kém hứng thú với hoạt động học tập, khả năng chú ý kém và hầu như chỉ chú ý được trong thời gian rất ngắn so với yêu cầu về thời gian của tiết học.
Cần nhìn nhận đúng năng lực của con một cách khách quan bằng các bài test đánh giá năng lực

3. Học chậm, nhanh quên
    Trẻ cần được can thiệp hoặc hỗ trợ đặc biệt trước khi vào học lớp 1 với các kiến thức nền tảng mà các em cần được trang bị sẵn để tiếp thu tốt. Trẻ cần được can thiệp hỗ trợ khi cha mẹ nhận thấy con biểu hiện lo lắng, sợ sệt quá mức, hay có những hành vi như trốn tránh nhiệm vụ học tập trong việc học các môn học như học Tiếng việt hay học toán. Điều này cho thấy trẻ chưa thực sự sẵn sàng trong việc học các môn học ở trường. 
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải xem xét các khía cạnh về năng lực của con như:
- Về khả năng hòa nhập xã hội: Cha mẹ cần chú ý các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hòa nhập, hợp tác, kết bạn, tính kỷ luật và tuân thủ các quy tắc, kỹ năng chia sẻ với người khác,..
- Về nhận thức: Cần xét năng lực về khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy ngôn ngữ như trả lời các câu hỏi đố, tư duy so sánh, định hướng không gian,...
- Kỹ năng học tập: Nhận thức các kỹ năng nền tảng về việc việc đọc như (khả năng sử dụng ngôn ngữ, vốn từ vựng, tính lưu loát lời nói, khả năng phân biệt âm tốt, nói rõ ràng,...); nhận thức các kỹ năng tiền đề cho việc học toán như đếm, đếm số lượng,...
Trẻ thường có xu hướng kém tập trung, hay quên (Nguồn: internet)

    Với những biểu hiện cơ bản trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1 là điều hết sức quan trọng, không chỉ về kiến thức mà còn các kỹ năng xã hội khác. Vì vậy, giáo viên và phụ huynh cần phải hết sức lưu ý trong khâu chuẩn bị các kỹ năng nền tảng cho trẻ ở giai đoạn cuối mẫu giáo hoặc các em đang học lớp hòa nhập. Việc quá nôn nóng như việc dạy trẻ đọc, viết chữ sớm là cách làm thiếu cơ sở khoa học, không chỉ đốt cháy giai đoạn phát triển của trẻ, gây ảnh hưởng đến tâm lý lo âu của trẻ mà còn gây những hậu quả khó lường trên trẻ./.

C.Bình


Nhận xét

  1. 1xbet korean (1xbet korean)
    1xbet septcasino korean is a Korean-based sports betting site. They offer a wide range of sports, soccer, 1xbet korean tennis, kadangpintar hockey, tennis, baseball and other games.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các biện pháp hỗ trợ cho các con giảm thiểu tác động tâm lý trong mùa dịch mà cha mẹ cần biết

     T rong giai đoạn xã hội đang phải thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội, các hoạt động kết nối xã hội nói chung bị gián đoạn gây nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên là một trong những đối tượng dễ bị tác động ảnh hưởng nhất. Một số nghiên cứu gần đây chũng cho thấy thời gian ở nhà các em sử dụng các thiết bị điện tử có dấu hiệu gia tăng rất cao trung bình khoảng 30 giờ mỗi tuần, tỷ lệ vận động thể chất giảm tới 4/5 so với trước đại dịch. Đây thực sự là một thách thức lớn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất lẫn tĩnh tần của trẻ em và thanh thiếu niên.      Các giải pháp khuyến nghị giúp cho cha mẹ và các em có những hoạt động phù hợp nhằm phòng ngừa những tác động của đại dịch lên sức khỏe tâm thần của các em bao gồm: 1. Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu một cách khoa học      Cha mẹ cũng có thể định hướng hoặc thảo luận với các em về các kế hoạch cũng như thời gian biểu trong ngày. Định hướng cho các em thiết kế thời gian biểu theo lịch tr

Xem tivi, điện thoại có phải là nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ?

  1. Khó khăn của trẻ tự kỷ mà cha mẹ cần biết      Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường gặp các khó khăn mang tính cốt lõi bao gồm khả năng giao tiếp, kỹ năng tương tác xã hội, các hành vi rập khuôn định hình và có những trẻ còn có vấn đề liên quan đến rối loạn giác quan. Các vấn đề khó khăn này thường khởi phát ở những năm đầu đời, và thường được cha mẹ nhận thấy rõ nhất với các biểu hiện như:       Ngôn ngữ: Cha mẹ cũng có thể nhận thấy rằng con rất khó khăn khi thể hiện lời nói, và có nhiều trường hợp 3-4 tuổi rồi vẫn chưa có lời nói hoặc vốn từ vựng rất ít và nói không có tính chủ đích (hay nói cách khác là chưa có ngôn ngữ mang tính chức năng).     Hành vi c hơi đùa: Cha mẹ có thể nhận thấy các biểu hiện như con rất ít tương tác chơi đùa, cách thức chơi cũng chậm và khác biệt (như ít hứng thú với đồ vật, đồ chơi; chơi một cách máy móc và rập khuôn theo một kiểu như đẩy xe qua lại liên tục, thích ngắm bánh xe quay tròn, hay nhiều lúc thích xếp hàng dài để ngắm nghía,....).        Tương t