28/07/2021

Điều quan trọng ưu tiên mà cha mẹ phải dạy cho con để phát triển giao tiếp bình thường

1. Cha mẹ cần ưu tiên phát triển giao tiếp không lời trước khi có lời

    Trông chờ con có thể nói và sử dụng được lời nói trong hoạt động hàng ngày có lẽ là điều mà rất nhiều cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ hàng mong mỏi. Các kỹ năng giao tiếp bắt đầu từ khi trẻ được vài ngày tuổi (Ví dụ lúc còn sơ sinh trẻ khóc khi lạnh hay đói hoặc hoảng sợ,...) và kỹ năng giao tiếp phát triển qua rất nhiều mức độ để đạt tới kỹ năng giao tiếp bằng lời. Trong đó, giao tiếp bằng lời( Ví dụ: nói, đọc, viết và giao tiếp không lời (ví dụ: cử chỉ điệu bộ,  hoặc tranh ảnh). Tất cả chúng ta cũng dùng các vận động của cơ thể và những kỹ năng xã hội khác như lần lượt, nói vừa và đủ, nhìn, lắng nghe để làm giao tiếp có hiệu quả và ý nghĩa. Tuy nhiên, trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường gặp rất nhiều khó khăn để phát triển kỹ năng giao tiếp và đặc biệt thường thiếu hụt các kỹ năng được xem là cốt lõi và quan trọng trong giao tiếp đó là kỹ năng giao tiếp không lời.


Cha mẹ cần ưu tiên phát triển giao tiếp không lời trước khi có lời (Ảnh: internet)

2. Khó khăn thường gặp của trẻ tự kỷ về giao tiếp không lời 

Ngôi nhà giao tiếp (nguồn Internet)
 
    Trong ngôi nhà giao tiếp có rất nhiều nền móng quan trọng trong vấn đề giao tiếp của con. Trong đó, bao gồm khả năng chú ý, khả năng lắng nghe, khả năng bắt chước, luân phiên, chơi đùa, và ở trên cùng thì mới tới mái nhà đó là cử chỉ điệu bộ và tiếp sau đó mới tới lời nói.Vậy cha mẹ chúng ta thấy rằng, các yếu tố nền móng và yếu tố về giao tiếp không lời có vai trò vô cùng quan trọng.
    Đối với trẻ phát triển bình thường, kênh giao tiếp không lời phát triển rất là tốt trước đó và tự phát triển trong quá trình trẻ phát triển. Tuy nhiên, đối với con có rối loạn phổ tự kỷ khả năng giao tiếp không lời của các con có dấu hiệu khởi phát muộn hơn, số lượng các hành vi giao tiếp mà con thể hiện cũng ít hơn (ví dụ con chỉ thể hiện được một số hành vi cử chỉ điệu bộ như kéo tay, ngửa tay xin khi muốn yêu cầu,... ), số lần con thể hiện không liên tục và ít hơn so với các trẻ phát triển bình thường khác. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc phát triển giao tiếp không lời của các con đã có những phát triển nhưng các con vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc kết hợp với giao tiếp bằng lời nói (Ví dụ: con sẽ có khó khăn khi vừa ngửa tay xin vừa nói "con muốn"....hoặc  khó khăn khi biểu lộ bằng cử chỉ hành động và lời nói một lúc như nói "con không thích" kèm lắc đầu hoặc lắc tay,...).
 
3. Cách giúp cha mẹ thúc đẩy giao tiếp không lời
    Cha mẹ cần ưu tiên các hoạt động can thiệp cho con thông qua các hoạt động chơi đùa, cải thiện các kỹ năng về cử chỉ điệu bộ giao tiếp, khả năng chú ý đồng thời dựa trên các chương trình can thiệp sớm. Đặc biệt, trong giai đoạn can thiệp thúc đẩy giao tiếp không lời, cha mẹ cần lưu ý dành nhiều thời gian cho hoạt động chơi giữa người với người, hướng dẫn trẻ thể hiện hành vi cử chỉ điệu bộ thông qua việc kích thích động cơ giao tiếp của con như: Hướng dẫn chon chỉ tay khi muốn lấy đồ vật, dạy con biết lắc đầu khi con không muốn hoặc không thích, ..thông qua việc tạo các tình huống trong các hoạt động hàng ngày. Các hoạt động chơi và hướng dẫn kỹ năng chơi sẽ được thể hiện chi tiết trong các bài được đăng trên trang web https://www.dayconsmart.com/ cha mẹ có thể tham khảo thêm trong chuyên mục.
    Như vậy chúng ta có thể nhận thấy, giao tiếp không lời là mốc phát triển vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu cha mẹ tập trung vào việc can thiệp phát triển giao tiếp không lời sẽ mang lại kết quả tích cực tới sự phát triển giao tiếp của con và là bước đà để con phát triển nhanh nhất.

C.Bình





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Cùng Trung tâm Hoàng Minh đón chào ngày đầu tuần nhiều năng lượng và yêu thương. Trung tâm Hoàng Minh cung cấp các dịch vụ Đánh giá - can ...