Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Làm sao để đáp ứng nhu cầu giác quan của con trong khi chơi? Phần 1

 Làm sao để đáp ứng nhu cầu giác quan của con trong khi chơi? Phần 1      Đối với trẻ rối loạn phát triển nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỷ nói riêng, các vấn đề rối loạn cảm giác thường xảy ra ở các em với các mức độ và cường độ khác nhau. Có những em thì quá nhạy cảm và phản ứng quá mức hoặc phản ứng kém nhạy cảm (trơ với các kích thích) với các cảm giác như âm thanh, sự đụng chạm, hay thức ăn,... Hành vi bịt tai vì quá nhạy cảm với âm thanh là một trong các biểu hiện rối loạn cảm giác (Ảnh internet)      Độ nhạy của các giác quan là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập, giao tiếp và các kỹ năng xã hội của con. Các biểu hiện về rối loạn giác quan mà cha mẹ có thể thấy và quan sát được như: con quá nhạy cảm hay kém nhạy cảm (trơ) ở một số giác quan cụ thể khiến con tìm kiếm hoặc né tránh các kích thích cảm giác. Một số ví dụ như: con thích nhìn đồ vật xoay, thích vẫy tay qua về, thích cắn, mút bất kỳ mọi đồ vật, hay úp tai lên bàn vỗ,..hoặc ngược lại,... 1. Các hoạt động mà c
Các bài đăng gần đây

Cách dạy kỹ năng yêu cầu cho con mà cha mẹ cần ứng dụng ngay

     Trẻ rối loạn phát triển (Rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ) thường gặp rất nhiều trở ngại đối với các lĩnh vực giao tiếp, tương tác xã hội, nhận thức,...Trong các lĩnh vực cần chú trong phát triển thì lĩnh vực yêu cầu là một trong những lĩnh vực cần thiết ưu tiên để dạy cho con. Điều này không chỉ giúp con có nhiều cơ hội thể hiện nhu cầu của bản thân một cách phù hợp mà còn giúp con phát triển ngôn ngữ nhanh hơn và thuận lợi hơn nhờ vào kỹ năng thể hiện nhu cầu. 1. Sử dụng các tình huống ngẫu nhiên      Tình huống ngẫu nhiên là những tình huống diễn ra tự nhiên thường ngày. Với những tình huống ngẫu nhiên tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ có thể thể hiện được yêu cầu về một điều gì đó mà trẻ muốn. Các tình huống ngẫu nhiên thường diễn ra một số các tình huống mà cha mẹ có thể nhận thấy được qua các hoạt động của trẻ như chơi đùa, giờ ăn, hay bất kỳ tình huống nào. Khi con thể hiện quan tâm đến một cái gì đó như thấy xe ôtô đồ chơi trên kệ tủ, trẻ chỉ tay mu

Giúp con nói được bằng việc dạy kỹ năng nhại âm mà cha mẹ có thể làm tại nhà

 1. Vai trò của việc nhại âm ở trẻ      Đối với kỹ năng học ngôn ngữ ở trẻ em nói chung, khả năng bắt chước lời nói là rất quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ. Trẻ học từ mới bằng cách lặp lại âm thanh mà người lớn đọc hay nói cho trẻ biết, bình thường các trẻ tiếp cận rất nhanh các từ mới này bằng việc lắng nghe và lặp lại từ mới đó một vài lần là có thể nhớ và tiếp thu được từ mới đó ngay. Tuy nhiên, đối với trẻ có khó khăn về nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp, hay nói cách khác là những trẻ gặp chứng rối loạn phát triển (Rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển,..) với năng lực ngôn ngữ hạn chế, chức năng nhại âm bị trở ngại, dẫn đến trẻ không thể nhại lại âm của người khác từ mọi người xung quanh để phát triển vốn từ. Ở trẻ không gặp các trở ngại, việc học một từ vựng tương đối dễ dàng. Ví dụ trẻ thấy quả táo, và được mẹ dạy bằng cách chỉ vào và nói "quả táo", các trẻ không gặp khó khăn về ngôn ngữ có thể lặp lại được ngay "quả táo" và lúc này ngườ

Yếu tố gây nên rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em mà cha mẹ cần biết

     Chúng ta thường thấy, những trẻ có rối loạn ngôn ngữ thường biểu hiện khó khăn trong quá trình tiếp nhận (khả năng nghe hiểu) ngôn ngữ người khác hoặc biểu đạt (diễn tả bằng lời) ngôn ngữ để thể hiện trong giao tiếp. Việc nhận diện ra những yếu tố gây nên rối loạn ngôn ngữ là rất cần thiết để cha mẹ và giáo viên có cách thức đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời, giúp trẻ có sự phát triển tốt nhất về ngôn ngữ. 1. Một số rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em - Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt: Ở dạng này, trẻ thường gặp  khó khăn trong kỹ năng tạo ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi  ở dạng nói hoặc dạng viết. Biểu hiện trong khó khăn trong việc tìm và sử dụng từ vựng, khả năng kể lại câu chuyện kém, thường chỉ trả lời dưới dạng ai hỏi mới nói, câu nói ngắn và thiếu đầy đủ thông tin. - Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Hay được hiểu là kém về việc hiểu yêu cầu, lời hướng dẫn của người khác. Nhiều lúc chúng ta sẽ thấy trẻ nghe nhưng không hiểu được hết các thông tin mà chúng ta nói, hoặc chỉ hiểu được một phần.

7 kỹ thuật có chứng cớ khoa học trong can thiệp trẻ hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà (phần 1)

       Kỹ thuật can thiệp thực chứng có nghĩa là kỹ thuật được chứng minh hiệu quả thông qua các nghiên cứu khoa học. Hay đơn giản, chúng ta có thể hiểu những kỹ thuật này được nghiên cứu và cho thấy rất hiệu quả. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau trong việc can thiệp cho trẻ. Một số các kỹ thuật trong phương pháp phân tích hành vi ứng dụng, hay thường gọi là phương pháp ABA được chứng minh hiệu quả nhất hiện nay.      Tuy nhiên, cha mẹ cũng lưu ý rằng, có kỹ thuật sẽ phù hợp với trẻ này nhưng có thể nó lại không phù hợp với trẻ khác (Seaver,2013). Một số các kỹ thuật cha mẹ có thể ứng dụng trong việc dạy con được trình bày và hướng dẫn dưới đây: 1. Phân tích nhiệm vụ      Hay nói cách khác là kỹ thuật chia nhỏ từng phần, khi dạy cha mẹ lưu ý rằng một mục tiêu kỹ năng cụ thể nào đó chúng ta muốn dạy con thì phải chia nhỏ thành các bước nhỏ và sắp xếp các bước đó theo chuỗi (có nghĩa là chúng ta cố gắng phân chia 1 kỹ năng nào đó muốn dạy con t

7 kỹ thuật có chứng cớ khoa học trong can thiệp trẻ hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà (phần 2)

 (Tiếp theo) 5. Nhắc nhở/gợi ý (Prompts)      Về bản chất, ba mẹ có thể hiểu đơn giản rằng nhắc nhở là cách gợi ý để giúp con ghi nhớ một điều gì đó. Đối với trẻ rối loạn phát triển thì nhắc nhở là điều quan trọng và cần thiết để học kỹ năng mới. Việc nhắc nhở sẽ giúp con thực hiện thành công và độc lập trong việc học các kỹ năng. Cha mẹ cũng nên có kế hoạch trong việc nhắc nhở/ gợi ý để tránh con bị phụ thuộc vào sự nhắc nhở/ gợi ý bởi vì chúng ta không phải hướng tới việc các con chờ đợi phải gợi nhắc thì mới thực hiện hành động việc trẻ thực hiện.       Cha mẹ cũng cần phải lưu ý, chúng ta không nên đưa quá nhiều những gợi ý/ nhắc nhở trong một khảng thời gian ngắn. Điều này dễ làm cho con bị rối. Sau khi nhắc nhở chúng ta cần chờ một khoảng thời gian nhất định để trẻ thực hiện hoặc trẻ chuẩn bị và sau đó mới tiếp tục nhắc nhở lại hoặc nhắc nhở, gợi ý mới tiếp theo.      Cha mẹ cần lưu ý, tùy vào từng mức độ hiểu biết, mức độ thực hiện kỹ năng mà chúng ta cần dạy cho con mà đưa ra c

Các biện pháp hỗ trợ cho các con giảm thiểu tác động tâm lý trong mùa dịch mà cha mẹ cần biết

     T rong giai đoạn xã hội đang phải thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội, các hoạt động kết nối xã hội nói chung bị gián đoạn gây nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên là một trong những đối tượng dễ bị tác động ảnh hưởng nhất. Một số nghiên cứu gần đây chũng cho thấy thời gian ở nhà các em sử dụng các thiết bị điện tử có dấu hiệu gia tăng rất cao trung bình khoảng 30 giờ mỗi tuần, tỷ lệ vận động thể chất giảm tới 4/5 so với trước đại dịch. Đây thực sự là một thách thức lớn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất lẫn tĩnh tần của trẻ em và thanh thiếu niên.      Các giải pháp khuyến nghị giúp cho cha mẹ và các em có những hoạt động phù hợp nhằm phòng ngừa những tác động của đại dịch lên sức khỏe tâm thần của các em bao gồm: 1. Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu một cách khoa học      Cha mẹ cũng có thể định hướng hoặc thảo luận với các em về các kế hoạch cũng như thời gian biểu trong ngày. Định hướng cho các em thiết kế thời gian biểu theo lịch tr